Chúng tôi đã phỏng vấn cô An, người sáng lập trường HAIS, để tìm hiểu về hành trình xây dựng ngôi trường đặc biệt này.
Trần Hạnh An là mẹ của năm người con, một CEO kiên cường dũng cảm, một người tích cực trong nhiều hoạt động cộng đồng và là một người dám đổi mới, thật may mắn cho chúng ta, cô An cũng là người sáng lập nên trường Quốc tế Hội An.
Cô An sinh ra và lớn lên ở một thành phố phía bắc, gần Hà Nội. Mẹ cô là một nữ doanh nhân còn cha cô là một quân nhân. Giống như nhiều bạn bè cùng trang lứa, cô An theo học trường công lập, đôi khi có khó khăn, nhưng nền giáo dục ấy đã cung cấp cho cô An những kỹ năng vượt khó và sự linh hoạt cần thiết để điều hướng cuộc sống. Cô An đã học được một kỷ luật nghề nghiệp mạnh mẽ và tầm quan trọng của bình đẳng giới từ cả cha và mẹ cô. Ông bà cùng chia sẻ công việc nuôi dạy con cái, công việc nhà cũng như việc kiếm tiền nuôi gia đình.
Cô An nhớ rõ việc phát triển sự tự tin của mình bằng việc được có tiếng nói và được lắng nghe mọi người trong gia đình;
“Trong gia đình tôi, mọi người đều có tiếng nói và bố mẹ tôi rất biết lắng nghe anh chị em tôi. Vì vậy, chúng tôi đã có chính kiến từ rất nhỏ, và có tiếng nói riêng. Từ trước đến tận bây giờ, bố mẹ tôi vẫn luôn hỏi chúng tôi về những quyết định lớn: ‘Con nghĩ sao’? Nền tảng đó đã cho chúng tôi rất nhiều sự tự tin và sức mạnh.”
Vì là quân nhân, nên bố của cô An là một người rất nghiêm khắc. Nhưng khi chiêm nghiệm lại, cô An đánh giá cao đức tính kỷ luật, vì nó đã cho cô những kỹ năng như tự quản trị và sự cam kết hoàn thành nhiệm vụ.
Cô An theo học ngành báo chí và ngôn ngữ học, cô cũng học ngành sư phạm ngoại ngữ Tiếng Anh đồng thời dành phần lớn thời gian đầu sự nghiệp của mình là một giáo viên và cũng là một doanh nhân khởi nghiệp những ý tưởng kinh doanh mới mẻ, sáng tạo.
Khi cô An chuyển đến Hội An cùng chồng là ông Max (quốc tịch Australia), hai vợ chồng lúc đó đã có đến ba đứa con và cô An đang bầu một em bé nữa. Đây là một sự dịch chuyển rất ý nghĩa và là một mốc rất quan trọng đối với đại gia đình cô. Tất cả các thành viên đều yêu thích thành phố duyên dáng này – “còn gì bằng khi bạn có thể sống gần bãi biển, đạp xe qua những cánh đồng lúa, và văn hóa Việt Nam hội nhập với cộng đồng Quốc Tế tràn ngập đường phố, trong vòng 30 phút lái xe bạn có thể ra ngay thành phố lớn với nhiều tiện ích, 1 hay 2 tiếng bay có thể đi đến những thành phố lớn khác ở Việt Nam nước ngoài. Vậy nhưng, tại đây bị thiếu vắng một nền giáo dục quốc tế tiến bộ và hướng đến cộng đồng, cô An tự đặt ra nhiệm vụ thành lập trường học để bù đắp sự thiếu hụt này.
“Tôi nghĩ, bạn biết đấy, tại sao chúng ta ngồi đây với hy vọng rằng một ngôi trường mơ ước sẽ tự xuất hiện? Chúng tôi đến thị trấn gần như có tất cả mọi thứ chúng tôi cần, nhưng chúng tôi cũng biết rằng không sự lựa chọn nào là hoàn hảo, nếu còn thiếu thứ gì đó mà bạn và gia đình cần, hãy tạo ra nó! Vì vậy, tôi đã họp bàn với chồng và với các con lớn và nói – này, nếu chúng ta không có cơ hội học hành tại đây thì khả năng cao có thể phải quay lại Hà Nội hoặc chúng ta có thể về nước Úc.”
“Nhưng chúng tôi yêu Hội An. Chúng tôi muốn sống ở đây, muốn các con được lớn lên và trưởng thành tại đây. Vì vậy, chúng tôi cần tự tạo ra cơ hội và tự mang đến cho mình thêm sự lưạ chọn. Chúng tôi cũng đã nghĩ về việc tự dạy cho các con, nhưng chúng tôi cho rằng tình bạn, cộng đồng và giao tiếp xã hội quan trọng không kém gì kiến thức học thuật. Vậy nên nếu có được một ngôi trường lý tưởng thì có thể thoả mãn được tất cả những điều này. Vì vậy, chúng tôi đi đến quyết định là tạo dựng một ngôi trường, nhưng ngôi trường không chỉ cho riêng chúng tôi, mà còn cho những người khác nữa. Bởi vì cùng lúc đó, nhiều người bạn của chúng tôi cũng đang phải đối mặt với cùng một vấn đề.
Thật may mắn cho ý tưởng xây dựng trường, trong khuôn viên của một trường cao đẳng cũ, đã có sẵn một khu ký túc xá cũ kỹ và không sử dụng… Cô An đã nắm lấy cơ hội ấy và cải tiến lại toàn bộ bằng những kiến thức thiết kế tự học. Cô bắt đầu bằng cách cải tạo lại hệ thống tòa nhà và khu vườn – giữ phong cách kiến trúc truyền thống Hội An và tạo ra một không gian căng tin mở với nhiều bàn dài ăn trưa, một sân khấu ca nhạc, thư viện ấm cúng dành cho trẻ em và một khu vui chơi chung với hai gốc cây lớn treo đầy đèn lồng. Trong quá trình thiết kế và xây dựng, cô ấy đã có những chuyên gia tư vấn tuyệt vời, đó là chính những đứa con của mình và những người bạn của chúng.
Tầm nhìn ban đầu của cô An đối với ngôi trường vẫn đúng trong suốt 5 năm kể từ khi thành lập. Cô ấy muốn xây dựng một ngôi trường có quy mô nhỏ, nơi mọi người đều biết nhau như một gia đình lớn, đặc biệt là nơi mà luôn đưa quyền lợi của trẻ là kim chỉ nan của mọi quyết định, là nơi mà việc học tập được cân bằng với các kỹ năng xã hội. Triết lý đó của trường đã được thực hiện hằng ngày, và ngôi trường đã trở thành một trong những cộng đồng bền vững như đi ra từ những trang sách; nơi bạn có thể được chào đón từ những chú gà, những khóm cây ngọn cỏ trong một khu vườn xanh mướt, từng lớp học thân thiện và không khí tươi vui cởi mở luôn phủ khắp sân trường ngập nắng, nơi mà bạn luôn cảm thấy ‘rất vui được chào đón!’.
“Tôi tự hào nhất là về các học sinh,” cô nói. “Sự tự tin, sự năng động và đa tài của học sinh, và tôi thích ngắm nhìn các con trưởng thành hàng ngày, chúng ta có có những học sinh thông minh sắc bén, phong cách chất lừ, trái tim ấm áp, thể chất vượt trội, những bạn yêu nghệ thuật có tài năng âm nhạc tuyệt vời và có bạn giỏi truyền cảm hứng cho người khác.
Tầm nhìn của cô An đối với cộng đồng cũng đã mở rộng ra khỏi phạm vi trường học tới những người khó khăn hơn. Các mục tiêu dài hạn của cô An cho trường học là tập trung vào cộng đồng và tri ân – đó là khởi nguồn cho nhiều hoạt động gắn kết cộng đồng với những kết quả rõ ràng. Trong những năm qua, trường đã quyên góp tiền cho các tổ chức từ thiện địa phương có nhu cầu và cam kết truyền cho học sinh các giá trị về sự đồng cảm và lòng trắc ẩn.
Cuối cùng, nếu nhìn vào cốt lõi của trường HAIS – thì điều đó chính là năng lượng tích cực, sự nhiệt tình, nghị lực và sức sống của cô An. HAIS là hiện thân cho nỗ lực của cô để tạo nên những điều khác biệt và hiện thực hoá ước mơ một cách đúng đắn, để cho cộng đồng quan tâm hơn đến những giá trị về cộng đồng. Tầm nhìn đặc biệt của cô An là một món quà mà các gia đình HAIS có thể nói lời tri ân.
Nghe một đoạn trích của cuộc phỏng vấn (chèn mã QR)