Nhân vật của HAIS: Thầy Hiệu Trưởng Brett
Lúc 6h15 sáng tại Trường Quốc tế Hội An, trước khi học sinh đến, như thường lệ, thầy Hiệu trưởng Brett đã ở trong văn phòng, nhâm nhi tách trà.
Lúc 7h45, thầy sẽ ra cổng (với ly trà trong tay), sẵn sàng đón chào học sinh.
Thói quen hàng ngày này phản ánh tính cách con người, sự tâm huyết và lòng chân thành của thầy mỗi khi tiếp đón các em đến lớp. Thầy Brett lớn lên ở Sydney, nước Úc, trong một khu vực được gọi là Bankstown. Đó là một khu phố lao động và giáo dưỡng theo truyền thống, nơi mà thầy và người thân, gồm cả ông bà lẫn họ hàng gần có mối quan hệ khăng khít. Thầy Brett cũng từng có một giáo viên dạy Lịch sử xuất sắc, người mà ông cho rằng đã truyền cảm hứng cho ông theo đuổi nghề giáo.
“Ở lớp 11, tôi đã chuyển trường và chọn Lịch sử hiện đại. Đó là một trong những quyết định ‘nhảy vọt’, vì đó không phải là một môn học tôi đã học ở lớp 9 và 10, nhưng từ lúc tôi bước vào lớp học đó, tôi đã thích nó. Tôi luôn là người đầu tiên đến lớp vì thầy tôi thật sự rất tuyệt vời, ông có cách khiến bạn chìm đắm trong trí tưởng tượng và đưa bạn vào những câu chuyện.”
“Thầy ấy đã đi trước thời đại và có sự kết hợp hoàn hảo giữa chỉ dẫn rõ ràng với phương pháp nghiên cứu.”
Nếu giáo viên lịch sử của thầy Brett đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục, thì tố chất lãnh đạo hẳn đã là một phần di truyền của thầy. Công việc giảng dạy cuối cùng đã đưa thầy Brett đến với vai trò Phó Hiệu trưởng và sau đó là Hiệu Trưởng.
Cuộc sống tại HAIS
Chuyển đến Hội An đối với thầy như một sự chuyển tiếp tự nhiên. Vợ của thầy Brett, bà Trâm Anh, là người Úc gốc Việt, và kế hoạch lâu dài của 2 vợ chồng thầy luôn hướng đến cuộc sống tại Việt Nam cùng các con.
Thầy Brett nói:
“Lúc đó tôi yêu nghề giáo viên và tôi muốn tiếp tục làm việc trong ngành giáo dục. Nếu chúng tôi đến Việt Nam và tôi có thể tìm được một nơi phù hợp với giá trị của riêng mình thì đó sẽ là nơi hoàn hảo.”
“Nếu tôi viết một cuốn sách về cuộc đời của mình, thì câu chuyện trong sách sẽ diễn ra y hệt vậy đấy.”
Rất may, HAIS vừa mới mở cửa và đã tiếp cận thầy Brett để đến làm việc.
“Điều đã thu hút tôi là ý tưởng về giáo dục toàn diện trong thị trấn Hội An, một di sản của UNESCO. Rồi khi tôi vào trường và nhìn xung quanh … Tôi đã đọc về người sáng lập Cô Hạnh An và tôi chỉ nghĩ – đây hẳn sẽ là một ngôi trường đầy cảm hứng và cho tôi cơ hội tuyệt vời đây. Tất nhiên sẽ có rất nhiều khó khăn và thử thách trong những ngày đầu, nhưng tôi luôn tin rằng đây là một nơi tuyệt vời.”
Ở HAIS, ông Brett đã đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập những viên gạch đầu tiên một cách điềm tĩnh và vững chãi, quản lý giao tiếp và đáp ứng với các sự kiện (như đại dịch toàn cầu). Trường chỉ mới hai năm tuổi khi đại dịch COVID đổ bộ, và tất nhiên cần có sự phản ứng hiệu quả và linh hoạt. Dù dấn thân vào vùng lãnh thổ chưa được khám phá, nhưng thầy Brett đã lái đò dìu dắt đội ngũ nhân viên và học sinh đi qua cơn bão.
Cộng đồng Hội An và Đà Nẵng cũng đã đón nhận mô hình giáo dục của thầy Brett. Bằng chứng là rất nhiều phụ huynh đã chuyển con em mình từ những trường khác về HAIS chỉ nhờ tiếng lành đồn xa. Những kết quả này không chỉ từ cảm nhận – mà trong đại dịch, mức đăng ký tuyển sinh của HAIS đã tăng khoảng 40%. Nhưng đó là sự tăng trưởng cẩn thận, ổn định và bền vững.
Khi được hỏi về định nghĩa của một ngôi trường tốt – thầy Brett luôn nói ‘lấy học sinh làm trọng tâm’.
“Mỗi lần chúng tôi ngồi xuống và xem xét một quyết định tại trường, nó cần phải làm thế nào để có lợi cho học sinh được giao phó cho chúng tôi chăm sóc? Quyết định này sẽ cải thiện kết quả giáo dục ra sao? Nó sẽ gây ra sự hứng thú học tập hơn cho các em như thế nào?”
Với bốn người con học ở trường, thầy Brett nhìn nhận mọi thứ thông qua lăng kính của cả Hiệu trưởng và một người cha. Với cả hai chiếc mũ, ông nhìn thấy góc độ vận hành cũng như quan điểm của một bậc cha mẹ. Ông cũng tin rằng hiểu được tường tận mỗi cá tính cũng như khả năng của các em sẽ truyền cảm hứng cho sự tự tin.
“Là một học sinh, các em cần cảm thấy được hỗ trợ trong hành trình học tập. Đó không chỉ là việc đến lớp và giải một phương trình. Các em còn cần trao dồi thái độ học cũng như đạo đức. Và đó là lý do tại sao việc theo sát các em và hướng dẫn đạo đức rất quan trọng và cần bổ trợ lẫn nhau.”
“Khi học sinh của chúng ta cảm thấy tự tin và tham gia, biết được sức mạnh và điểm yếu của mình và nhận ra rằng giáo viên biết các em là những cá thể khác nhau, thì hiệu quả giáo dục sẽ được phát huy tối đa. Vi sao? Bởi vì kiến thức được cá nhân hóa giúp tạo ra tư duy tích cực và học sinh với tư duy tích cực thường kiên cường và đầy quyết tâm.”
Có vẻ như cách thầy Brett lãnh đạo trường không bao giờ lệch khỏi chân lý cá nhân của mình – nó phản ánh tiêu chuẩn của thầy về chuẩn mực đạo đức, tính trung thực và lăng kính thực thụ của một người cha. Hơn thế nữa, thầy có một cái nhìn sâu sắc, nhân văn và đầy tình thương về sự an toàn của học sinh và tạo ra một nơi chào đón tất cả mọi người.
Thầy Brett đã có câu trả lời hoàn hảo khi được hỏi về khẩu hiệu của trường ‘Tìm kiếm đam mê, biến ước mơ thành hiện thực’:
“Tôi thích chào đón học sinh đến trường. Tôi thích các cuộc trò chuyện với đồng nghiệp. Và trở lại vấn đề của một người cha, tôi thích được ra ngoài vào buổi sáng và nhìn thấy con cái tôi với nụ cười trên môi, tận hưởng một trò chơi hoặc bất cứ điều gì khác mà chúng đang làm. Vì với tôi, niềm đam mê thật sự đã hiện diện. Và tôi nghĩ rằng giấc mơ của tôi đã được thực hiện rồi.”